Bài học

Các bài học thấm đẫm triết lý của Dượng Tony được cập nhật thường xuyên tại đây, các bài học được chia ra làm nhiều chuyên mục để dễ theo dõi

Chuyện bằng chuyện cấp, chuyện của riêng mình

Hồi đó có cái thằng mặt sáng nhưng hạc ngu, tên y chang. Giám thị quánh số báo danh hướng đông tây nam bắc chi thì nó cũng ngồi cạnh. Nó cho mình cục kẹo chanh rồi xin coi bài, mình nói ngu gì mậy, cho coi rồi mày đậu tao rớt sao.

QUẢN bản thân, TRỊ người khác

Học xong cấp 3, khi bản thân không có gì đặc biệt (tức không có năng khiếu gì nổi trội để vào các trường chuyên môn cao như âm nhạc, múa, điện ảnh, kiến trúc, văn hoá nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục,...), mà cũng ngại học khó, học sinh thường chọn quản trị kinh doanh (QTKD), với niềm tin ngây thơ rằng học ra sẽ làm giàu được, làm chủ được. Mình đi theo chân một buổi hướng nghiệp ở một trường cấp 3 nổi tiếng, tham dự buổi hướng nghiệp ngoài giáo sư các ĐH, còn có mặt các nhà khoa học và các doanh nhân, để các góc nhìn của họ khách quan. Và sau đây là một số đúc kết.

Những người trẻ cá tính

Những thành tựu kiến trúc, thơ văn, âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, kinh tế....đều đến từ những người CÁ TÍNH, không đến từ đám đông, hoặc nhóm vở sạch chữ đẹp, bé khoẻ bé ngoan...

Cách nâng tầm lên cao

Người có tố chất ngôi sao, luôn mở lối đi riêng, khác lạ, chưa từng đi, mở doanh nghiệp cũng là ngành chưa từng làm trước đó. Dù người tầm thường, khi nghe câu chuyện làm ăn của họ, sẽ lập tức phán xét "mày không biết đây là con ruột hay con nuôi hay cháu của ông X, của bà Y à, nếu không có vốn thì còn lâu...", tức não họ sẽ tìm cách phủ định yếu tố năng lực cá nhân, để có cảm giác an ủi là "mình không làm được là do thiếu những yếu tố bên ngoài đó, chứ mình không dở"

Phút nhìn lại mình

Từ thế kỷ 19, Fukuzawa đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của nước Nhật nhờ những bài thức tỉnh, trong đó có thể kể đến những câu chuyện "những lạc hậu của người Nhật so với Phương Tây, người Nhật không thông minh, người Nhật chậm chạp, chúng ta không văn minh như chúng ta nghĩ, tập quán phong tục nào của người Nhật nên bỏ, người Nhật phải làm gì để dẫn đầu châu Á

Lanh và giàu

Nhân viên thử việc, đầu óc phải lanh lợi, tay chân phải hoạt bát mới được giữ lại. Ngày xưa, sinh viên quốc tế được vay vốn, ở lại làm 3 năm trả nợ. Tuy nhiên, gần đây nhiều bạn vẫn cứ nợ hoài vì không ai nhận do chậm chạp lề mề, nên chương trình này cũng dẹp. Hãy nhìn người quét dọn ở sân bay Changi, họ vừa đi vừa chạy, chỗ nào bẩn là lao tới hút bụi hay nhặt rác lên liền. Người Singapore vào quán không hề tò mò nhìn mặt coi có ai quen không.

Trẻ con thế giới học hè ra sao

Học sinh ở nước ngoài cũng có đi "học" hè, thường là đi cắm trại hoặc nội trú trong vài tuần, dưới 15 tuổi thì có bố hoặc mẹ đi theo. Chương trình hè chủ yếu là chơi, vận động, học sinh tồn, học cách thích nghi, học chung sống với người khác, học để hoà mình vào thiên nhiên, giúp đỡ người khó khăn ở những nơi xa xôi hẻo lánh chứ không có giải đề luyện thi hay học kiến thức lớp trên.

Nông thôn ở Hàn và Trung đang phát triển ra sao?

Doanh nhân về đầu tư làm nhà máy tại huyện sẽ được tiếp cận vốn lãi suất 0, miễn thuế 10 năm đến 20 năm tuỳ theo mức độ nghèo của địa phương đó. Top 500 công ty lớn nhất của mỗi quốc gia nên có chính sách tương tự, thay vì vinh danh và lên sân khấu nhận giải, rồi làm mấy cái từ thiện tào lao như mì tôm hay quần áo cũ.

Nhà máy điện Ashalim với những tấm gương hội tụ ánh sáng mặt trời

Tại sa mạc Negev, cách thành phố Beersheva gần 40km, một nhà máy máy điện mặt trời đã xây dựng thành công. Họ sử dụng gần 55,000 tấm gương thiết kế như hoa hướng dương, chiếu đốt tháp trung tâm cao 260m, tạo ra nhiệt độ đạt 600 độ C, nơi có nồi hơi.

Khỏi phải chữa lành

Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng, hay còn gọi là hạt lạc, rất cao. Ăn một nắm thực phẩm này mỗi ngày giúp bồi bổ cơ thể, kéo dài tuổi thọ nên dân gian còn gọi đây là “quả trường sinh”.

Hợp sức ra khơi

Những team nhóm có vài người, cứ vất vả cỡ 5 năm đi nha, đồng cam cộng khổ với nhau, về sau tự dưng sẽ phát triển rực rỡ. Mỗi người kiên trì làm 1 việc, tích luỹ cái sai trong 5 năm, khi trà dư tửu hậu là bàn bạc để khắc phục, sẽ từ từ hết sai, thành người có kinh nghiệm.

Óc quán xuyến - Có 1 bài viết đáng giá triệu đô

Các bạn có con rồi thì nên lưu lại đọc, hãy giúp con mình có một tương lai tốt hơn bằng cách đào tạo óc quán xuyến và quản lý ngay từ lúc nhỏ! Còn bạn nào ra trường rồi mà xui xẻo không được cha mẹ cho làm việc nhà để có năng lực quán xuyến, thì ráng tìm môi trường làm việc có sự đào tạo về óc quán xuyến mà theo học để giỏi giang.

Một lá thư từ Thanh Hóa

Con sinh ra ở một làng chài ven biển nghèo nhất xứ Thanh Hoá. Con là đứa con duy nhất của mẹ. Và con không có bố. Khi có con, vì người đời đàm tiếu phán xét dữ dội nên mẹ chịu không nổi, nửa đêm mẹ bế con theo xe khách đi dần vào các tỉnh miền trong.

Một lá thư Măng Đen

Ad tình cờ dạo qua fanpage của các nhóm khởi nghiệp và đọc được lá thư này. Bạn đọc TnBs 3-4 năm rồi nên văn phong khá giống. Bài viết ngắn gọn, sâu thẳm trong đó là sự tự tin, cái cần thiết vô cùng với giới trẻ Việt.

Chông chênh tuổi 25

Tình cờ con đọc sách của dượng, cuốn Trên đường băng, đầu tháng 9 năm ngoái. Có một câu dượng viết mà làm con bàng hoàng, đó là sinh viên ngoại thương tức được đào tạo xuất nhập khẩu, ra trường không làm xuất khẩu giúp người dân mình bán hàng Made in Vietnam với giá cao, mà cứ lao vô các phòng marketing các công ty nước ngoài để nhận lương tháng mấy trăm đô.

Chị hổng có tham

Phùng là đứa cháu họ, sinh năm 1991, đi Nhật lao động về thì mở quán cà phê kiếm sống. Lúc đi tìm mặt bằng thì gặp chị Phương, cũng là người trong dòng họ, tui gọi là chị, Phùng gọi là cô. Chị Phương dư 1 căn trên phố, 2 năm trước zịch zã treo biển miết, giờ cho thằng Phùng thuê.

Trời cứu người có hiếu

Đức Phật dạy rằng “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Hiếu là tâm tri ân và biết ơn. Sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này không phải tự dưng mà đến. Dù là con người hay vạn pháp xuất hiện trên đời này đều mang nặng thâm ân.

Dưới bóng cây hoè

Hưởng kể cho 2 người bạn nghe về giấc mộng. Dưới chân 3 người, có 2 con kiến nhỏ màu tím đang chạy vội vào gốc cây hoè cổ. Ba chàng liền theo dấu vết và đào gốc cây hoè lên. Thì dưới gốc cây, một cung điện của họ kiến bày ra, thành quách đầy đủ cả. Hưởng còn thấy có 2 con kiến to màu trắng ngồi ở giữa, chàng vội la lớn "đó là nhạc phụ nhạc mẫu của ta, các người chớ có đụng đến".

Chuyện bên dòng Vong Xuyên

Không ai biết thật sự thế giới bên kia là có hay không, nhưng lịch sử hàng ngàn năm của các nền văn minh lớn đã có sự trùng hợp, rất thú vị cho người nghiên cứu văn hoá. Các nước thuộc văn hoá Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc...có câu chuyện về Thập Điện Diêm Vương, câu chuyện dễ thương chứ không rùng rợn gì đâu.

Chuyện cậu Phổ

Cách đây 6-7 năm, đợt nghỉ hè, mình đi châu Âu với 1 đoàn khách du lịch, đi cùng là nhà chị Q. Chị Q dắt 2 đứa con đi chơi, nhóc đầu học cỡ lớp 9 lớp 10 còn nhóc sau học lớp 5 lớp 6 gì đó, tên Phổ.

Đọc sách là thú vui của người hiểu được sự phức tạp

Xưa học sinh cấp 3 được chia ra học 1 ban gọi là ban Triết, tức những học sinh có tư chất đặc biệt, hiểu về sự phức tạp của tư duy loài người, hiểu được nhân sinh và luận được nhiều cái khó. Họ được đào tạo để sau này làm chỉ huy, để làm thầy, hoặc nhà khoa học,...