Bài học
Các bài học thấm đẫm triết lý của Dượng Tony được cập nhật thường xuyên tại đây, các bài học được chia ra làm nhiều chuyên mục để dễ theo dõi
Chuyện bằng chuyện cấp, chuyện của riêng mình
Hồi đó có cái thằng mặt sáng nhưng hạc ngu, tên y chang. Giám thị quánh số báo danh hướng đông tây nam bắc chi thì nó cũng ngồi cạnh. Nó cho mình cục kẹo chanh rồi xin coi bài, mình nói ngu gì mậy, cho coi rồi mày đậu tao rớt sao.
QUẢN bản thân, TRỊ người khác
Học xong cấp 3, khi bản thân không có gì đặc biệt (tức không có năng khiếu gì nổi trội để vào các trường chuyên môn cao như âm nhạc, múa, điện ảnh, kiến trúc, văn hoá nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục,...), mà cũng ngại học khó, học sinh thường chọn quản trị kinh doanh (QTKD), với niềm tin ngây thơ rằng học ra sẽ làm giàu được, làm chủ được. Mình đi theo chân một buổi hướng nghiệp ở một trường cấp 3 nổi tiếng, tham dự buổi hướng nghiệp ngoài giáo sư các ĐH, còn có mặt các nhà khoa học và các doanh nhân, để các góc nhìn của họ khách quan. Và sau đây là một số đúc kết.
Những người trẻ cá tính
Những thành tựu kiến trúc, thơ văn, âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, kinh tế....đều đến từ những người CÁ TÍNH, không đến từ đám đông, hoặc nhóm vở sạch chữ đẹp, bé khoẻ bé ngoan...
Cho ai muốn làm doanh nhân
Thiện nguyện thì nên ủng hộ tiền vào 1 tổ chức chuyên nghiệp và có pháp nhân để họ làm thế mình. Không nên ủng hộ bằng Sp mình đang kinh doanh, không hay vì sẽ dẫn đến luồng suy nghĩ tiêu cực là "nó bán không được thì đem cho"
Bay trên cánh sóng
Thời sinh viên, có 1 lần đi làm phục vụ ở 1 quán nhậu, tui nghe đủ chuyện trên đời do người mình nói gì cũng rổn rảng. Những cậu thanh niên mặc đồ công sở, cứ 5-6h chiều là họ tấp xe máy vô quán, gọi thùng bia rồi cụng ly bắt ngửa cổ 100%, nói chuyện về ca sĩ diễn viên, bạn bè, gái gú, ông này bà kia (toàn nói về người).
Ai chịu cực và chịu chơi mới nên đọc
Ai chịu khó và chịu chơi thì nghiên cứu thêm rệp son nhé. Con này chỉ sống trên cây xương rồng nơi đất cát cằn cỗi bạc màu, không sống được ở bất cứ cây nào khác, nên chẳng thể lây lan ra môi trường.
Trẻ con thế giới học hè ra sao
Học sinh ở nước ngoài cũng có đi "học" hè, thường là đi cắm trại hoặc nội trú trong vài tuần, dưới 15 tuổi thì có bố hoặc mẹ đi theo. Chương trình hè chủ yếu là chơi, vận động, học sinh tồn, học cách thích nghi, học chung sống với người khác, học để hoà mình vào thiên nhiên, giúp đỡ người khó khăn ở những nơi xa xôi hẻo lánh chứ không có giải đề luyện thi hay học kiến thức lớp trên.
Nông thôn ở Hàn và Trung đang phát triển ra sao?
Doanh nhân về đầu tư làm nhà máy tại huyện sẽ được tiếp cận vốn lãi suất 0, miễn thuế 10 năm đến 20 năm tuỳ theo mức độ nghèo của địa phương đó. Top 500 công ty lớn nhất của mỗi quốc gia nên có chính sách tương tự, thay vì vinh danh và lên sân khấu nhận giải, rồi làm mấy cái từ thiện tào lao như mì tôm hay quần áo cũ.
Nhà máy điện Ashalim với những tấm gương hội tụ ánh sáng mặt trời
Tại sa mạc Negev, cách thành phố Beersheva gần 40km, một nhà máy máy điện mặt trời đã xây dựng thành công. Họ sử dụng gần 55,000 tấm gương thiết kế như hoa hướng dương, chiếu đốt tháp trung tâm cao 260m, tạo ra nhiệt độ đạt 600 độ C, nơi có nồi hơi.
Tản mạn về tuỳ tiện
Có lần tui đi Nga với 1 đoàn du lịch VN, có 1 đoàn xe mô tô của 1 nhóm phượt cùng dừng lại chỗ quán ăn. Thấy dàn xe mô tô to lớn đẹp, nhiều anh chị trong đoàn leo lên chụp hình, có anh còn đẩy xe tới góc chụp cho đẹp.
Cách tăng tương tác cho mạng xã hội X
Một thằng con dượng đang làm ở hãng X bên Mỹ, nó chỉ tui cách sử dụng mạng X sao cho tương tác nhiều nhất, tức tự động bên X nó sẽ phát vô cho người có TK X. Nó chỉ như sau:
Cáo mượn oai hùm
Đó là thành ngữ cáo mượn oai hùm, các con vật sợ hãi thực ra là vì thấy con hùm đi phía sau. Trong XH cũng có những người không đủ tài năng và đức độ, phải mượn oai của người khác để thể hiện, kiếm ăn trên danh tiếng của người khác. Vì là nhà xây không móng nên không có bền. Các bạn nên nhớ, mọi thứ đều phải do bản thân mình tự tạo ra mới trường tồn.
Một lá thư từ Thanh Hóa
Con sinh ra ở một làng chài ven biển nghèo nhất xứ Thanh Hoá. Con là đứa con duy nhất của mẹ. Và con không có bố. Khi có con, vì người đời đàm tiếu phán xét dữ dội nên mẹ chịu không nổi, nửa đêm mẹ bế con theo xe khách đi dần vào các tỉnh miền trong.
Một lá thư Măng Đen
Ad tình cờ dạo qua fanpage của các nhóm khởi nghiệp và đọc được lá thư này. Bạn đọc TnBs 3-4 năm rồi nên văn phong khá giống. Bài viết ngắn gọn, sâu thẳm trong đó là sự tự tin, cái cần thiết vô cùng với giới trẻ Việt.
Chông chênh tuổi 25
Tình cờ con đọc sách của dượng, cuốn Trên đường băng, đầu tháng 9 năm ngoái. Có một câu dượng viết mà làm con bàng hoàng, đó là sinh viên ngoại thương tức được đào tạo xuất nhập khẩu, ra trường không làm xuất khẩu giúp người dân mình bán hàng Made in Vietnam với giá cao, mà cứ lao vô các phòng marketing các công ty nước ngoài để nhận lương tháng mấy trăm đô.
Chị hổng có tham
Phùng là đứa cháu họ, sinh năm 1991, đi Nhật lao động về thì mở quán cà phê kiếm sống. Lúc đi tìm mặt bằng thì gặp chị Phương, cũng là người trong dòng họ, tui gọi là chị, Phùng gọi là cô. Chị Phương dư 1 căn trên phố, 2 năm trước zịch zã treo biển miết, giờ cho thằng Phùng thuê.
Trời cứu người có hiếu
Đức Phật dạy rằng “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Hiếu là tâm tri ân và biết ơn. Sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này không phải tự dưng mà đến. Dù là con người hay vạn pháp xuất hiện trên đời này đều mang nặng thâm ân.
Dưới bóng cây hoè
Hưởng kể cho 2 người bạn nghe về giấc mộng. Dưới chân 3 người, có 2 con kiến nhỏ màu tím đang chạy vội vào gốc cây hoè cổ. Ba chàng liền theo dấu vết và đào gốc cây hoè lên. Thì dưới gốc cây, một cung điện của họ kiến bày ra, thành quách đầy đủ cả. Hưởng còn thấy có 2 con kiến to màu trắng ngồi ở giữa, chàng vội la lớn "đó là nhạc phụ nhạc mẫu của ta, các người chớ có đụng đến".
Chuyện bên dòng Vong Xuyên
Không ai biết thật sự thế giới bên kia là có hay không, nhưng lịch sử hàng ngàn năm của các nền văn minh lớn đã có sự trùng hợp, rất thú vị cho người nghiên cứu văn hoá. Các nước thuộc văn hoá Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc...có câu chuyện về Thập Điện Diêm Vương, câu chuyện dễ thương chứ không rùng rợn gì đâu.
Chuyện cậu Phổ
Cách đây 6-7 năm, đợt nghỉ hè, mình đi châu Âu với 1 đoàn khách du lịch, đi cùng là nhà chị Q. Chị Q dắt 2 đứa con đi chơi, nhóc đầu học cỡ lớp 9 lớp 10 còn nhóc sau học lớp 5 lớp 6 gì đó, tên Phổ.
Đọc sách là thú vui của người hiểu được sự phức tạp
Xưa học sinh cấp 3 được chia ra học 1 ban gọi là ban Triết, tức những học sinh có tư chất đặc biệt, hiểu về sự phức tạp của tư duy loài người, hiểu được nhân sinh và luận được nhiều cái khó. Họ được đào tạo để sau này làm chỉ huy, để làm thầy, hoặc nhà khoa học,...