Để tư tưởng mình lớn dần

Việc đọc nhiều những người tư tưởng lớn làm gì, nghĩ gì, dứt khoát ra sao, buông bỏ thế nào, tận tâm và phụng sự....sẽ khiến tư tưởng mình lớn dần lớn dần, mới thấy tranh chấp khô máu vài ba triệu đồng với ai đó ở Việt Nam là chuyện rất tốn thời gian cuộc đời.

1. Khái niệm khai phóng là một khái niệm rất phổ biến trong giáo dục trên thế giới. Tuy nhiên đào tạo với hình thức này phải được sự đồng thuận từ phụ huynh và xã hội vì một đứa trẻ sẽ được phát huy theo năng lực riêng, ai giỏi ca hát sẽ đẩy thành ca sĩ, ai giỏi vẽ sẽ thành kiến trúc hoạ sĩ sau này, ai giỏi vận động thì chuyên về thể thao, rồi chuyên về tự nhiên hay xã hội thì đi theo con đường đó ngay từ lúc học phổ thông....chứ không có đại trà là lấy các môn toán lý hoá sinh sử địa gì làm điểm đánh giá giỏi dở. Điều này sẽ khác biệt hoàn toàn với tư duy xưa nay của phụ huynh vì sẽ thấy con mình học không giỏi như con người ta. Thậm chí đứa nào mê game cũng được đào tạo chơi nữa đi, chơi và sáng tạo ra game và lập trình game để bán, như anh Nguyễn Hà Đông làm ra game Flappy Bird kiếm vài chục ngàn đô mỗi ngày.
 
Ở Việt Nam, hiện chỉ có trường phổ thông như Hoàng Việt Đăk Lăk hay IEC Quảng Ngãi là thử nghiệm mô hình khai phóng này ở mức vừa phải, còn lại các trường khác vẫn chủ yếu học chữ và luyện thi. ĐH hệ khai phóng thì có thể kể đến như Hoa Sen, FPT, Việt Đức, Duy Tân, Việt Nhật, RMIT....
 
2. Việc nghiên cứu các nhân vật có tên tuổi trên thế giới đều được thực hiện từ lớp 2 ở các trường khai phóng trên thế giới. Hầu như từ lớp 2, các bạn trẻ sẽ tự lên thư viện và ngay cả google để đọc mọi thông tin về 10 vị tướng tài ba trên thế giới, 20 nhà khoa học xuất sắc nhất thời đại, tốp 10 tỷ phú hiện nay, 20 công ty lớn nhất thế giới, tốp 10 ĐH lớn nhất thế giới, tốp 10 nền kinh tế phát triển nhất thế giới,....thậm chí lớp lớn hơn thì nghiên cứu về tốp 10 nhân vật phản diện, 10 bạo chúa,.....
 
Các bạn chưa đọc thì có thể mua đọc, hoặc tự nghiên cứu, nhất là các nhân vật kiệt xuất trong lịch sử loài người như Alexandre Đại Đế, Thành Cát Tư Hãn, Napoleon, Louis Pasteur,... Việc đọc nhiều những người tư tưởng lớn làm gì, nghĩ gì, dứt khoát ra sao, buông bỏ thế nào, tận tâm và phụng sự....sẽ khiến tư tưởng mình lớn dần lớn dần, mới thấy tranh chấp khô máu vài ba triệu đồng với ai đó ở Việt Nam là chuyện rất tốn thời gian cuộc đời. Hay việc đọc FB và comment trên mạng từ những người vô danh (tức người thuộc đám đông) là việc làm cũng mất thời gian không kém, không việc gì phải tốn thời gian đọc tư tưởng hay quan điểm của người không có thành tựu gì trong thiên hạ, tư tưởng họ tào lao mới không có thành tựu, không việc gì phải để ý. Xưa mình có lần hỏi 1 người nổi tiếng và có thành tựu nọ, mình hay chụp hình các comment hay các bài viết của ai đó trên mạng nói về cô ấy, xong gửi cho cô ấy xem. Cô nói "cô không đọc em ơi, đó là ai, cô nào có biết. Mà nếu cô không biết thì là người vô danh. Mà vô danh thì có người tiểu tốt, tức tâm địa nhỏ, là con tốt (chốt) trên bàn cờ, hơi đâu quan tâm con tốt nó nghĩ gì. Mình là người chơi cờ, cần thì đổi mạng nó để con xe con mã đi cho dễ dàng, rộng đường để mấy con khác đi". Từ đó mình thấy việc mình đọc các bài viết của người không có thành tựu là vô bổ, hay đọc các comment cũng vậy.
 
Chúc các bạn không bị cuốn theo các ý kiến trên mạng. Nhất là người không có thành tựu, thì tốt nhất là không nên để ý, họ nói gì kệ họ.

Xem thêm: 

- Ngủ hay thức? 

Theo TNBS

Bài khác

Bài viết mới