Đời mà không đi, thì còn gì là đời?

Một người sinh ra không có tố chất bẩm sinh hay thiên phú nào để có thể vĩ đại cả. Kể cả con vua. Học nhiều, kiến thức nhiều, bằng cấp hay địa vị, tiền bạc nhiều cũng không giúp người ta vĩ đại. Vĩ đại hay không là do lối sống, do sự trưởng thành của người đó.

Alexandre Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại Aubonne, Thụy Sĩ và mất ngày 1 tháng 3 năm 1943 tại Nha Trang. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học (Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo tên ông: Yersinia pétis), đồng thời cũng là nhà thám hiểm nổi tiếng thế giới. Ông là người khám phá Cao nguyên Lâm Viên, xây dựng Tp Đà Lạt, mở rộng và rải nhựa quốc lộ 1A hiện nay, là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Y Hà Nội, các bệnh viện tỉnh ở khắp các tỉnh thành. Ông thành lập Viện Paster và xưởng sản xuất vắc xin, tiền thân của Viện Vắc Xin và sinh phẩm y tế (IVAC) giúp nước ta tự chủ được vắc xin và đã tiêm cho 93 triệu người (hầu như ai trong chúng ta từng đi tiêm chủng đều phải biết ơn công lao của ông). Sau khi lấy bằng tiến sĩ Y Khoa ở Paris, ông chọn làm nghề thuỷ thủ để được ngao du thiên hạ, tìm vùng đất đẹp nhất quả đất để định cư, thoả chí tang bồng, dấn thân phụng sự cho nhân loại. Thầy ông là Louis Pasteur thấy không giữ được chàng trai này ở Paris, bèn tiến cử cho một công ty hàng hải và tiễn biệt "nếu con đã muốn đi như vậy, thì cứ đi đi". Lúc đó đi tàu lênh đênh trên biển chỉ với cái la bàn, còn dự báo thời tiết chưa có, chỉ dựa vào kinh nghiệm nhìn thiên văn, nên 10 đi thì 5 tàu phải bỏ mạng ngoài khơi, "nhưng con không sợ, thà chết giữa biển khơi còn hơn sống cả đời nhàm chán với mấy toà nhà ở thủ đô Paris này".
 
BS Yersin viết gần 1000 bức thư trong cả cuộc đời cho mẹ và chị gái ông, kể về hành trình thám hiểm, kể về văn hoá ở châu Á xa xôi. Trong bức thư đầu tiên gửi mẹ, ông viết "Con không thích cuộc sống ở thành thị. Con không thích những thị dân ở thủ đô. Họ giả tạo và kịch cỡm. Con phải đi, vì đời nếu không đi, không còn gì là đời". Như mọi thanh niên tiên tiến, ông chỉ thông báo cho gia đình biết và lên đường, chứ không xin phép. Nhưng đi đâu thì cũng giữ liên lạc với gia đình, thư từ hỏi thăm.
 
Chính David Livingstone là hình mẫu lý tưởng cho chàng trai trẻ Yersin trên con đường phụng sự và cống hiến của mình (Các bạn search để đọc David Livingstone là ai nhé, chỉ có những tinh hoa thích đọc, tự tìm hiểu, nhóm còn lại sẽ thấy chữ nhiều và nói ỚN).
 
Các bạn cùng nhau đọc lại. Rất nhiều bạn trẻ tinh hoa trên thế giới say mê nhân vật này, và đến Nha Trang chỉ để theo dấu chân ông, thành lập hội Ái mộ bác sĩ và cống hiến, phụng sự cho đời, như ông vậy.
 
Một người sinh ra không có tố chất bẩm sinh hay thiên phú nào để có thể vĩ đại cả. Kể cả con vua. Học nhiều, kiến thức nhiều, bằng cấp hay địa vị, tiền bạc nhiều cũng không giúp người ta vĩ đại. Vĩ đại hay không là do lối sống, do sự trưởng thành của người đó (Great men are not born great, they grow great). Bạn hoàn toàn có thể trở nên vĩ đại nếu bạn thật tâm muốn. Ngày nào cũng sẽ trở thành lịch sử, bạn hoàn toàn có thể làm nên cột mốc lịch sử của bản thân mình vào cái ngày bạn NGỘ và THAY ĐỔI, HÀNH ĐỘNG theo lý tưởng sống đời mình. Muốn có LÝ TƯỞNG SỐNG, thì phải không sợ mất. Không sợ mất thì mới DÁM ĐI & DÁM CHO ĐI. Còn sợ mất thì còn mãi mãi THAM-SÂN-SI, thành thường dân vô danh trong vũ trụ tỷ năm. Chưa ai chỉ sống cho bản thân mình mà lưu danh sử sách cả, chưa có.
 
Đọc xong bài viết dưới đây và bạn thấy bản thân mình có hình mẫu lý tưởng nào để theo đuổi không? Nếu không có thì tại sao lại như thế? Người có để lại di sản cho đời, luôn có 1 hình mẫu để vươn tới, một lý tưởng sống để phụng sự, một đức tin trọn vẹn không chút vẩn đục nghi ngờ để có thể dấn thân....

Cà pháo, cà chua, cà rốt và cà phê

Theo TNBS

Bài khác

Bài viết mới