Ở Singapore có cả môn đọc sách
Môn đọc sách là môn bắt buộc cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở (cấp 2) ở Singapore. Đọc sách sẽ giúp xã hội hiền lành tử tế hơn, bình tĩnh hơn, trưởng thành hơn. Người ưa đọc sách sẽ hiểu biết và ứng xử đẳng cấp hơn người không đọc (tất nhiên rồi)
Xưa nay, các trường ở Âu, Mỹ, Nhật, Hàn, Sing....đều khuyến khích các học sinh đọc sách với việc đầu tư thư viện ngày càng nhiều đầu sách (trường tự mua và các phụ huynh đóng góp, các tổ chức doanh nghiệp tặng). Trường học hơn nhau trong chất lượng đào tạo không phải các kỳ thi học sinh giỏi (vì cái này phụ thuộc vào cá nhân các em nhiều hơn là dấu ấn của trường), mà là cơ sở vật chất của trường gồm số đầu sách có trong thư viện, diện tích sân tập thể thao (trường có hồ bơi, sân bóng các loại....), nhà hát (để các em yêu thích nghệ thuật tập biểu diễn). Nói về một trường phổ thông chuẩn như ở các nước tiên tiến, hiện nước ta chỉ có trường Hoàng Việt ở Đăk Lăk là có thể đúng chính xác (chưa biết là trường này đã có nhà hát và dàn nhạc cổ điển, nhạc nhẹ chưa, nếu có thì là đủ chuẩn quốc tế, các trường cần cử người đến đây tham quan để về đầu tư giống vậy).
Ở các trường phổ thông ở các nước tiên tiến, không có hoạt động dự giờ trong giáo viên. Bài tập về nhà không phải là các môn tính toán hay các môn học ở lớp mà là môn ĐỌC SÁCH và viết báo cáo về sách đã đọc (review sách). Các bạn sẽ phải tự tìm sách mà đọc (có thể trong thư viện hoặc đi mua hoặc tự down trên mạng về) và báo cáo lại thầy cô cho điểm. Thầy cô sẽ gợi ý chủ đề sách cho các bạn đọc theo từng lứa tuổi. Ví dụ tiểu học thì sẽ đọc về tự nhiên (ví dụ về sự hình thành núi lửa, sự biến mất của khủng long...), còn cấp 2 cấp 3 là các vấn đề con người như nhân sinh quan, tình yêu, lý tưởng sống, khởi nghiệp, nhân cách, đạo đức, tâm lý, phiêu lưu mạo hiểm....
Hiện nhiều nước đã cắt bớt các phần khó của các môn tự nhiên ra khỏi chương trình dạy (ai muốn học thì lên cao đẳng ĐH để học) để đưa môn ĐỌC SÁCH vào chương trình học bắt buộc bên cạnh thời gian môn thể chất chiếm 1/3 thời gian học ở trường. Ví dụ học sáng từ 8h đến 10h30 là học sinh nghỉ, rồi chơi vận động đến khi ăn trưa, sau đó nghỉ trưa và học buổi chiều tới khoảng 3h, và từ 3h-4h lại tiếp tục các môn vận động hoặc tới giờ đọc sách. Hình ảnh cả lớp ngồi im mỗi người một cuốn sách trên tay thật đẹp, sau này sẽ hình thành thói quen đọc sách cho các công dân trong xã hội.
Nhưng đất nước phát triển về kinh tế lẫn xã hội đều có tỷ lệ dân chúng đọc sách nhiều, như Bắc Âu, Bắc Mỹ, Tây Âu, Nga, Israel, Hungary, Nhật...Đọc sách sẽ giúp xã hội hiền lành tử tế hơn, bình tĩnh hơn, trưởng thành hơn. Người ưa đọc sách sẽ hiểu biết và ứng xử đẳng cấp hơn người không đọc (tất nhiên rồi). Tất cả bắt nguồn từ thói quen đọc sách có trong môn Đọc Sách từ thời tiểu học của họ. Điều này đơn giản, chúng ta hoàn toàn có thể học tập theo được chứ không phải quá khó, quá thiếu thốn như ngày xưa đến nỗi không có sách cho học sinh đọc. Các trường có thể tự chủ mở 1 phòng thư viện và kêu gọi phụ huynh góp sách, các nhà xuất bản tặng sách hoặc tự sắm sửa dần. Phụ huynh tặng con, các trường tặng phần thưởng cuối năm....nên là những cuốn SÁCH chứ đừng những cuốn tập vở như mấy chục năm qua nữa. Học sinh sinh viên phải có thói quen đi thư viện, đi nhà sách và ai cũng phải có tủ sách của riêng mình, dù thật nhỏ trong góc nhà, nhưng phải có.
Các tập đoàn doanh nghiệp có thể làm 1 cú marketing lớn như là xây 10,000 thư viện toàn quốc cho các trường tiểu học, vừa được tiếng, vừa giúp ích cho thế hệ sau này. Và Bộ Giáo Dục phải cân nhắc đưa môn đọc sách vô chương trình học của các bạn, cả thế giới đã làm vậy, chúng ta không thể làm khác.
Xem thêm https://www.straitstimes.com/opinion/why-reading-should-be-a-compulsory-subject-in-school