Sự ỷ lại vô hình
Nhiều lúc, cứ đưa vô thế kẹt, người giỏi sẽ có cơ hội thoát ra ngoạn mục và sau đó toả sáng. Còn đứa dở, giúp 1 lần lại giúp lần 2 lần 3, rùi lại mất quan hệ vì thấy phiền quá. Nói không là một bản lĩnh lớn, rất lớn của người trẻ.
Với người được đề nghị, nói không luôn là sự căng thẳng. Vì sợ mất lòng, sau đó sợ mất quan hệ, sợ người nhờ họ buồn. Nhưng nếu cố, thì còn mệt mỏi hơn.
Cho nên, xử lý việc này như sau. Nhắm nếu giúp được, gật đầu ngay. Tức trong phạm vi mình làm, dễ như trở bàn tay của mình mà cực khó với người ta. Còn đắn đo cân nhắc, thì nên nói không ngay để người ta tìm đường khác. Nhất là người nhờ vì lười hay không muốn mất tiền do lỗi của họ hay người khôn vặt, nhờ để được chút tiện lợi bản thân, mình nói không ngay lập tức. Họ sẽ thất vọng, nhưng sau đó sẽ hiểu. Không nên áy náy nói nhiều.
Phần lớn khi nói không, đều tốt cho người nhờ, vì nếu đủ tài năng, họ sẽ tìm cách giải quyết sự việc và có được cả kinh nghiệm xử lý, từ bỏ một tâm thế ỷ lại, vốn rất nguy hiểm cho người thành công. Đại khái ba mẹ nói "con khởi nghiệp đi, có gì thất bại thì về ba mẹ nuôi. Con cứ học đi, rồi về mẹ xin vô chỗ này cho làm...". Tư duy này rất sai. Vì sẽ luôn tạo ra một sự ỷ lại vô hình cho người đó.
Nhiều lúc, cứ đưa vô thế kẹt, người giỏi sẽ có cơ hội thoát ra ngoạn mục và sau đó toả sáng. Còn đứa dở, giúp 1 lần lại giúp lần 2 lần 3, rùi lại mất quan hệ vì thấy phiền quá.
Nói không là một bản lĩnh lớn, rất lớn của người trẻ.
Theo TNBS