Thần tài, thần may mắn gõ cửa ở đâu?

Ông lão bán pha lê thở dài vì ế ẩm. Mấy năm nay, cửa hàng của ông không hề bán được cái nào vì nó nằm trên đỉnh con dốc. Mỗi ngày, ông thầm nghĩ, chả có ai leo lên đây để mua bình, nếu là mình thì mình cũng không mua. Mà không biết bán pha lê thì giờ làm nghề gì đây? Mình thì già rồi, chẳng còn thời gian để đổi nghề nữa.

Cho đến một buổi sáng nọ, có chàng thanh niên ngoại quốc (Santiago, chàng chăn cừu) xuất hiện trước cửa hàng với dáng vẻ gầy đói. Santiago vào gặp ông, xin 1 bữa ăn trưa với cam kết là "con sẽ lau chùi toàn bộ cửa hàng, lau chùi toàn bộ các ly tách bình ở đây, đổi lại một bữa ăn". Ông chủ bảo không cần, vì có ai mua đâu mà phải sạch đẹp. Nhưng ông nhớ lời kinh Quran là "phải cho người ăn xin 1 bữa cơm", nên ông miễn cưỡng đồng ý, "dù sao thì phải cho nó ăn vậy".
 
Sau khi lau chùi sạch sẽ bóng loáng, bỗng dưng có khách đến xem. Rồi có người mua đầu tiên sau nhiều năm, điều kỳ lạ nhất với ông chủ tiệm. Cứ thế, ngày ngày, có khách hay không có khách, Santiago vẫn cần mẫn lau chùi sàn nhà, trần nhà, mặt trước mặt sau, lau từng mm kệ hàng, kể cả nhà vệ sinh để khách vào xin đi nhờ. Santiago chỉ đứng, không ngồi, vì "đã làm bán hàng, tiếp tân thì không được ngồi như khách". Rồi cửa hàng phát đạt, dưới phố người ta thấy ai mang bình pha lê xuống thì lặn lội leo lên đồi để mua. Khi khách lên dốc và thở vì mệt, Santiago bèn đề xuất ông chủ cho mở quầy bán trà. Cứ thế, tiền và người lại vào tấp nập. Ông chủ cửa hàng nói, đúng là người tài, nó vào 1 năm mà đã khiến mọi thứ thay đổi hết. Sạch sẽ là bí mật bán hàng đầu tiên.
 
=> Đó là nội dung chính của 1 chương rất thú vị trong tác phẩm "Nhà giả kim". Chỗ làm sạch sẽ, đẹp tươi hay héo úa bẩn thỉu, đó là do óc quan sát và khả năng quán xuyến của người quản lý. Những ngôi nhà mà mình đi ngang qua thấy lúc nào cũng có hoa nở, thì chủ nhân ắt hẳn rất có đầu óc và chịu khó, vì không phải lúc nào cũng có thể thuê người làm. Singapore, Thuỵ Sĩ, Đức, Anh, Nhật,...đường phố của họ sạch sẽ kinh khủng, dù thành phố lớn hay nhỏ đều rất sạch. Người Việt Nam ai cũng nên 1 lần đi Singapore, nếu có cơ hội thì đi châu Âu, đi Nhật...để tận mắt thấy và trở về thay đổi tư duy.
 
Ngược lại là các nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, các nước Đông Nam Á còn lại,...khu trung tâm nhất vẫn "rác đầy miệng cống", vì người dân không biết sạch sẽ để làm gì, sạch sẽ thơm tho có ăn được không, có ra tiền không, "quét xong lại có rác". Đại loại như "ăn xong vẫn lại đói, nên thôi khỏi ăn". Tệ hơn nữa là suy nghĩ việc quét dọn là của người lao công, của người phụ nữ, của người giúp việc trong nhà. Tư duy hủ lậu nguỵ biện cho sự lười, cho nên nghèo hèn vẫn luôn dai dẳng bám những con người đó.
 
Đến một nhà, dù đang nghèo, nhưng sạch sẽ, thì do người sống ở đó rất ngăn nắp, thì chắc chắn họ có triết học rất sâu, trước sau gì cũng giàu có. Vào phòng 1 người trẻ, trai cũng như gái, thấy sạch sẽ tinh tươm, thì tương lai tiền đồ rất xán lạn. Biết vậy để chọn bạn chọn vợ chọn chồng chọn nhân viên.
 
Vào một văn phòng, nhà xưởng....thấy sắp xếp khoa học, hợp lý, thơm tho...thì phong thuỷ và trình quản lý ở đó rất tốt, nên hợp tác làm ăn. Tới một khách sạn nhà hàng cửa hiệu hay trung tâm thương mại, thấy gián bò lổm ngổm, váng nhện giăng giăng, trai gái cười cợt bông tình cặp bồ với nhau...thì việc đóng cửa sẽ diễn ra rất sớm. Vì đơn giản là người quản lý ở đó không thấy đó là rác, là bẩn, là không hợp lý, không nghiêm túc ở nơi làm ăn....
 
Tâm linh phương Đông thì cho rằng, nơi âm u, thiếu sáng, váng nhện giăng, bẩn thỉu, có mùi hôi....thì là âm phủ, chỗ nào có mùi hôi thì ruồi nhặng bu đầy. Còn thiên đường thì luôn sáng sủa, hoa thơm trái ngọt thì ong bướm chim muông tìm đến. Thần tài, thần may mắn, thần sức khoẻ, thần tình yêu,...chỉ đến thiên đường, không có ở địa ngục. Nên mình dọn dẹp sạch sẽ thơm tho thì họ sẽ đến viếng thăm mình thôi.
 
Các bạn cũng nên share rộng rãi clip quá sức tuyệt vời này. Nó hay từng câu từng chữ....nếu bạn thật sự hiểu.

Theo TNBS

Bài khác

Bài viết mới