Trí thức xưa học gì?
Đã gọi là thầy (sư) thì không phân biệt cao thấp, cứ hơn một tí tẹo là có thể làm thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Một chữ mình học được, một mẹo nhỏ mình biết được, một kiến thức mình nắm được...từ ai đó, dù người bán hàng rong, thì cũng đã là thầy mình).
1, Đã gọi là thầy (sư) thì không phân biệt cao thấp, cứ hơn một tí tẹo là có thể làm thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Một chữ mình học được, một mẹo nhỏ mình biết được, một kiến thức mình nắm được...từ ai đó, dù người bán hàng rong, thì cũng đã là thầy mình).
2. Thầy chung quy chia làm hai hạng: Hạng tiên sư và hạng tục sư.
Hạng tiên sư dạy cách làm người. Hạng tục sư dạy cách làm tiền.
Hạng tiên sư “lôi” kiến thức (vốn có sẵn) trong bụng học trò ra.
Hạng tục sư “nhét” kiến thức từ ngoài vào.
Hạng tiên sư chỉ cho học trò thấy cái chỗ thiếu của học trò.
Hạng tục sư chỉ cho học trò thấy cái chỗ giỏi của học trò.
3. Học trò khi thấy thiếu thì lo lắng, muốn được bổ sung, kiến thức tăng tiến. Âm thầm thành cao nhân.
Học trò non nớt, nếu được khen giỏi, thế là hung hăng, tự kiêu, muốn được thi thố, có học hàm học vị, kiếm được tiền nhiều, kiến thức dừng lại.
Theo Luận ngữ.
Theo TNBS