Thịnh vượng bền vững

Mô hình Đức, Thuỵ Sĩ...với giáo dục hướng thực hành là chủ yếu. Từ năm cuối cấp 1, chỉ các học sinh có năng khiếu toán học và logic vượt trội mới đi theo con đường hàn lâm, số còn lại tập trung đào tạo nghề, và được xã hội tôn vinh, vì chính họ là lực lượng tạo ra của cải cho xã hội.

Nhưng nếu nói học nghề thì ít người theo, vì sợ thấp kém, nên mới gọi là hệ thực hành. Hệ này chiếm tới 90% trong nền giáo dục Đức, Thuỵ Sĩ. Lương cao và làm chủ về sau.
 
Cả thế giới bây giờ đang theo mô hình này. Các ĐH nên giữ lại vài trường đào tạo quản lý, lý thuyết, hàn lầm...số còn lại toàn bộ chuyển sang đào tạo nghề dưới tên gọi khoa học ứng dụng, kỹ sư ứng dụng, cử nhân thực hành...Đây sẽ là một giải pháp căn cơ để giải quyết thất nghiệp và tạo sự phồn vinh lâu dài cho mọi dân tộc.
 
"Không chỉ Anh mà nhiều quốc gia khác trong Châu Âu cũng như Mỹ, cuộc khủng hoảng kinh tế với sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống tài chính, ngân hàng đã khiến nhiều quốc gia phát triển, từng là cường quốc mạnh phải “tỉnh ngộ”, quay lại học tập mô hình nước Đức với hệ thống đào tạo nghề kép cho người lao động"

Tony Buổi Sáng

Theo TnBS

Bài khác

Bài viết mới